Búa phá đá thủy lực hay còn được biết đến với tên gọi khác như búa phá đá, búa thuỷ lực. Đây là công cụ hữu hiệu giúp phá đá, dọn sạch công trình một cách nhanh chóng là cánh tay hỗ trợ đắc lực trong quá trình thực thi các công trình xây dựng.
Búa phá đá thủy lực là gì ?
“Búa phá đá thủy lực” có tên tiếng anh là ” hammer breaker hydraulic ” hoạt động bằng cách sử dụng áp lực nước hoặc dầu thủy lực để tạo ra lực đập mạnh mẽ.
Sử dụng hệ thống năng lượng thủy lực được chuyển đổi thành năng lượng cơ học để đập vào bề mặt đá, gây ra sự nứt và phá vỡ. Các búa phá đá thủy lực thường đi kèm với các đầu đục đặc biệt được thiết kế để tập trung lực đập vào điểm cụ thể trên bề mặt đá.
Việc sử dụng búa phá đá thủy lực giúp tăng hiệu suất và hiệu quả trong việc phá hoặc cắt đá so với các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, cần tuân thủ các biện pháp an toàn cần thiết khi sử dụng thiết bị này để đảm bảo an toàn cho công nhân và môi trường xung quanh.
Phạm vi hoạt động của búa phá đá thủy lực & búa rung
Búa phá đá thủy lực thường được trang bị cho các chiếc máy xúc đào và được sử dụng trong việc phá các loại vật liệu cứng như đá, bê tông, làm nền – móng trong các công trình, phá dỡ, cải tạo công trình, đóng cọc xi măng và đường sắt. Lực và sức công phá của búa thuỷ lực lên các khối vật liệu cứng giúp thúc đẩy tiến độ thi công mà lại không gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng của bất kể công trình nào búa vận hành gần và thường xuyên tại công trình đó.
Búa phá đá thủy lực là một công cụ cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp như xây dựng, khai thác mỏ, cắt đá, đào bới… Với cấu tạo đơn giản nhưng hiệu quả, búa phá đá thủy lực giúp tăng năng suất và giảm thời gian công việc so với phương pháp đập tay.
Cấu tạo của búa phá đá thủy lực
Búa thuỷ lực được cấu tạo từ 3 bộ phận chính, gồm có: bộ phận đầu, bộ phận xylanh và bộ phận sau.
Bộ phận đầu (Front Head)
Nơi piston(4) kết hợp với đinh(5) của búa phá đá thuỷ lực. Phần đinh búa này là bộ phận được thay thế thường xuyên, đồng thời được cố định bởi chốt búa và ống lót. Hiểu đơn giản, đầu búa(2) được xem là phần trực tiếp chạm vào bộ phận tiếp xúc làm việc của búa thuỷ lực. Lớp vỏ được thiết kế dạng hộp nhằm mục đích gia tăng tuổi thọ và tránh bị ăn mòn trong quá trình sử dụng. Chốt giữ đinh(8), chốt giữa bạc (9) giúp Đinh & đầu búa được kết nối với nhau.
Bộ phận xilanh của búa thuỷ lực
Đây có thể xem là bộ phận chính yếu nhất của loại búa này, gồm có: xilanh(1), piston(4) và van điều khiển(6). Bên cạnh đó, bộ phận xilanh của búa còn có bộ Gioăng phớt bên trong giúp dầu không bị rỉ ra ngoài. Ngoài ra, piston đóng vai trò di chuyển lên – xuống chạm vào các chi tiết để kích hoạt búa vận hành trong khi van điều khiển hướng đầu di chuyển.
Bộ phận sau (Buồng Nitơ)
Đằng sau là một khoang lưu trữ Nitơ, góp phần tăng cường hoạt động của búa. Trong điều kiện làm việc dưới áp suất cao, buồng Nitơ(3) giữ vai trò như một bộ phận giảm sóc khi hành trình của piston trở lại. Bu lông (7) giữa cho đầu búa, thân búa & buồng sau được kết nối với nhau.
Các thành phần chi tiết bên trong búa phá đá bao gồm:
- Cylinders (Xi lanh): Là bộ phận tạo lực đẩy để đẩy piston (pít tông) hoạt động. Xi lanh có thể được thiết kế với kích thước và áp lực khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
- Piston (Pít tông): Là bộ phận di chuyển bên trong xi lanh. Khi bơm dầu thủy lực vào xi lanh, piston sẽ di chuyển và tạo lực đẩy cho đầu đục.
- Chisel (Đầu đục): Là bộ phận được gắn trực tiếp vào piston. Khi piston di chuyển, đầu đục sẽ va chạm với vật liệu cần đập nát.
- Accumulator (Bình tích áp): Là bình chứa dầu thủy lực và khí nén. Bình tích áp giúp duy trì áp lực ổn định trong hệ thống thủy lực.
- Control valve (Van điều khiển): Là bộ phận điều khiển dòng dầu thủy lực và áp lực. Van điều khiển cho phép người sử dụng điều chỉnh áp lực và dòng dầu thủy lực để phù hợp với mục đích sử dụng.
- Hose (Ống dẫn dầu): Là ống dẫn dầu thủy lực kết nối giữa búa phá đá thủy lực và máy bơm dầu thủy lực.
- Power pack (Máy bơm dầu thủy lực): Là thiết bị cung cấp dầu thủy lực và áp lực cho búa phá đá thủy lực. Máy bơm thủy lực có thể hoạt động bằng điện hoặc động cơ diesel.
- Frame (Khung): Là khung bảo vệ búa phá đá thủy lực và cũng là nơi gắn các bộ phận chính của máy.
- Accumulator gauge (Đồng hồ đo áp suất tích áp): Là đồng hồ đo áp suất tích áp trong bình tích áp. Nó giúp người sử dụng kiểm tra áp suất tích áp trong bình để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả.
- Pressure gauge (Đồng hồ đo áp suất): Là đồng hồ đo áp suất dầu thủy lực trong hệ thống. Nó giúp người sử dụng kiểm tra áp suất dầu thủy lực để điều chỉnh và kiểm soát áp lực phù hợp.
Nguyên lý hoạt động của búa phá đá thuỷ lực
Trong quá trình thực thi công trình, quý khách hàng cần lưu ý một số các nguyên tắc hoạt động của búa.
- Di chuyển mũi búa vào đúng điểm cần phá vỡ, phá dần từ ngoài vào trong, tối đa 30 giây đổ lại cho mỗi lần phá dỡ. Cần đổi vị trí phá dỡ đối với khối vật liệu cứng và khó vỡ để tránh trường hợp gãy đinh búa.
- Để tiết kiệm thời gian và tiến độ thi công, cần xem xét địa thế và chọn góc đặt búa hợp lý (thông thường là 90 độ) để tránh gây hỏng hóc cho mũi búa.
- Tránh đập mũi búa vào lòng đất. Điều này có thể làm giảm hiệu năng làm việc của búa, giảm độ chính xác và khiến bụi bẩn dễ xâm nhập và bám dính vào bên trong khó trôi ra ngoài.
- Tránh sử dụng búa thuỷ lực giống như búa tạ (búa cầm tay) vì cách làm này sẽ gây giảm tuổi thọ và chất lượng vận hành của búa phá đá.
- Dừng hoạt động của búa khi phá vỡ vật liệu hoàn thành.
- Để tránh gây hại cho thiết bị, búa thuỷ lực chỉ được chuyên dùng trong việc công phá các vật liệu cứng, không sử dụng búa để xê dịch vị trí của vật liệu hoặc dùng làm đòn bẩy.
- Quan trọng nhất, không vận hành búa thuỷ lực dưới nước. Việc nước tràn vào các chi tiết bên trong búa sẽ khiến búa dễ bị ăn mòn, rỉ sét và hư hỏng nặng.
Cách vận hành búa thủy lực
Tuỳ theo đặc thù công trình, quý khách hàng có thể lựa chọn búa thuỷ lực tương thích với thời gian và hiệu suất công việc. Búa đủ lớn, cứng và dày sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ công trình trong điều kiện thời gian hạn chế. Bên cạnh đó, trong quá trình búa hoạt động cũng cần có dầu để bôi trơn và đảm bảo quá trình vận hành. Dầu phải đủ ấm, và tạo ra độ nhớt cần thiết.
Phương pháp bảo dưỡng
- Búa thuỷ lực cần được bôi trơn bằng chất bôi trơn chuyên dụng và phù hợp để giúp tăng độ bền và độ an toàn. Đối với tần suất làm việc thông thường, từ 7-8 giờ sau khi kết thúc phá vỡ, thiết bị cần được bôi trơn. Ưu tiên thực hiện thường xuyên việc bôi trơn trong trường hợp búa làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn hoặc phải tác chiến khi đặt ở vị trí nằm ngang.
- Để đảm bảo an toàn cho người điều khiển và mọi người xung quanh, khi làm việc, cần kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ các chi tiết như chốt, bu lông hay võng hãm trước khi vận hành thi công. Nếu phát hiện các chi tiết máy có dấu hiệu lỏng lẻo, xuất hiện nhiều vết nứt, hoặc các phần bề mặt bị mài mòn nhiều, hỏng hóc cần phải khắc phục và xử lý kịp thời.
- Kiểm tra các ống cao su thuỷ lực trước khi tiến hành mài mòn hoặc phá vỡ những loại vật liệu có cạnh sắc.
- Kiểm tra các ắc búa – phần nối với máy đào sau mỗi tháng hoạt động.
Hi vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về búa thuỷ lực cũng như cách vận hành và bảo dưỡng búa đúng chuẩn.
Các thương hiệu Búa Phá Đá Thủy Lực nổi tiếng
Búa phá đá thủy lực là một ngành tương đối rộng lớn vì vậy số lượng thương hiệu nổi tiếng rất nhiều
Thông thường các thợ cơ khí phân loại chúng theo quốc gia :
Búa phá đá Nhật Bản: OKADA, Furukawa, NB, OUB …
Búa phá đá Hàn Quốc: Jisung, Soosan, Daewoo …
Búa phá đá Trung Quốc : DKB, HKB, MKB, MSB, JKB ….
Giá trị các sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào công suất xe được xác định từ với các số hiệu máy xúc được quy định khi mua hàng 30 ~ 500 .
Ví dụ :
- Búa phá đá máy xúc 30
- Búa phá đá máy xúc 50/55
- Búa phá đá máy xúc 70/75
- Búa phá đá máy xúc 100/120/140
- Búa phá đá máy xúc 200/220/250
- Búa phá đá máy xúc 300/350
- Búa phá đá máy xúc 500/550
Ngoài ra khách hàng có thể chọn búa phá đá dựa trên dung tích gầu máy xúc rất đổi thông dụng như sau :
Ví dụ :
Búa phá đá gầu 0.1m3 – 1 tấc
Búa phá đá gầu 0.2m3 – 2 tấc
Búa phá đá gầu 0.3m3 – 3 tấc
Búa phá đá gầu 0.4m3 – 4 tấc
Búa phá đá gầu 0.5m3 – 5 tấc
Búa phá đá gầu 0.6m3 – 6 tấc
Búa phá đá gầu 0.7m3 – 7 tấc
Búa phá đá gầu 0.8m3 – 8 tấc
Búa phá đá gầu 0.9m3 – 9 tấc
Búa phá đá gầu 1.0m3 – 1 khối
Bảng giá búa phá đá thủy lực cập nhật 2024 (Bảng giá Tham Khảo)
Dòng Búa Phá Đá Thủy Lực | Giá Tham Khảo | Dung tích gầu xe đào | Mã sản phẩm |
Búa Phá Đá Soosan SB40 | 64.990.000 VND | 0.25 m³ | SB40 |
Búa Phá Đá Soosan SB20 | 44.990.000 VND | 0.1 m³ | SB20 |
Búa phá đá DKB30D | 30.000.000 VNĐ | 0,15 m³ | DKB30D |
Búa phá đá VB30D | 28,000,000 VNĐ | 0,15 m³ | VB30D |
Búa phá đá Jisung JSB30D | 44,500,000 VNĐ | 0,15 m³ | JSB30D |
Búa phá đá MSB30 | 29,000,000 VNĐ | 0,15 m³ | MSB30 |
Búa phá đá DKB40D | 40,000,000 VNĐ | 0.25 m³ | DKB40D |
Búa phá đá DKB50D | 80,000,000 VNĐ | 0,5 m³ | DKB50D |
Búa phá đá SK680 | 33,000,000 VNĐ | 0.25 m³ | SK680 |
Búa phá đá VB40D | 38,000,000 VNĐ | 0.25 m³ | VB40D |
Búa phá đá thủy lực là một công cụ thi công đắc lực tùy theo kích cỡ và động cơ của búa mà giá thành sẽ khác nhau
Ngoài ra các yếu tố như thương hiệu, vận chuyển, địa điểm lắp đặt cũng góp phần làm gia tăng chi phí của loại sản phẩm này.
Hiện nay búa phá đá thủy lực mới có giá cơ bản từ : 20.000.000 – 500.000.000 VND/ sản phẩm tùy theo kích thước và công suất búa .
Đối với búa phá đá cũ mức giá có thể chênh lệch 30% so với mức giá búa phá đá mới !
Mua Búa Phá Đá Thủy Lực Ở Đâu TPHCM
Máy Xây Dựng Miền Nam lắp đặt và sửa chữa, bảo trì, cho thuê các dòng búa phá đá được nhập khẩu hàng đầu trên thế giới như : Nhật Bản – Hàn Quốc – Trung Quốc – Thái Lan …
Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm về búa thuỷ lực hoặc các thiết bị xây dựng khác, mời tham khảo trên website của chúng tôi qua đường link sau https://mayxaydungmiennam.com
Để được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 08.4343.6289 (Mr. Thiện).
Địa chỉ kho: 803 Quốc lộ 1K, Phường Tân Đông Hiệp, Tp Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
Bấm like và theo dõi chúng tôi trên Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/tranthienbuadap
Kính chúc quý khách hàng luôn an toàn trong mọi công trình!