0843436289

Thủ tục nhập khẩu máy xúc – máy đào

Các mặt hàng xe công trình ngày càng phổ biến, vì vậy việc tìm hiểu các quy trình – thủ tục nhập khẩu máy xúc – máy đào sẽ giúp cho người dùng tiếp cận chính xác những thông tin bổ ích từ đó đưa ra quyết định sáng suốt khi sở hữu mặt hàng giá trị cao này .

Cùng tìm hiểu các quy định kèm theo thủ tục nhập khẩu dòng máy xúc – máy đào này với Máy Xây Dựng Miền nam nhé !

Quy định nhập khẩu máy xúc – máy đào

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, máy xúc đào là mặt hàng thuộc nhóm xe (máy) chuyên dùng có mã số HS nằm trong chương 84 quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành, có thuế nhập khẩu là 0% và thuế VAT là 10%.

  • Máy làm đất: máy ủi, máy xúc lật , máy xúc đào, máy san, máy cạp…
  • Máy thi công mặt đường + nền móng công trình: xe lu, máy đóng cọc, máy ép nhổ cọc, máy khoan cọc nhồi, máy nghiền đá, máy bơm bê tông…
  • Máy xếp dỡ: xe nâng, cần trục, máy xúc.
  • Xe máy chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp: máy kéo bánh lốp, bánh xích.
Thủ tục nhập khẩu các loại máy móc công trình
Thủ tục nhập khẩu các loại máy móc công trình

Quy định về thủ tục nhập khẩu máy xúc, máy đào được chỉ định trong các văn bản pháp luật sau đây:

  1. Thông tư 41/2011/TT-BGTVT ngày 18/05/2011
  2. Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015
  3. Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015
  4. Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
  5. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  6. Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019

Theo những văn bản trên, máy xúc và máy đào mới và cũ không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi nhập khẩu máy xúc và máy đào, cần tuân thủ các điều kiện sau:

  1. Tuổi thiết bị chưa có quy định cụ thể.
  2. Máy đào và máy xúc nhập khẩu phải có tem nhãn theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
  3. Phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn và tiết kiệm năng lượng (QCVN).
  4. Trong trường hợp không có QCVN, máy xúc và máy đào phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc của các nước G7 và Hàn Quốc.

Vì vậy đối với mặt hàng máy xúc đào, nếu là hàng cũ, thì vẫn phải tuân theo điều kiện tại Thông tư 23/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ, có hiệu lực ngày 01/06/2016 quy định: máy móc củ phải có tuổi đời không quá 10 năm mới được phép nhập khẩu.

Hãy nắm vững các quy tắc này để khi mua hàng tránh các trường hợp mua phải dòng xe quá cũ không vận hành được hoặc không có giấy phép sử dụng gây nguy hiểm đến sức khỏe người thợ máy xúc .

Hoặc không đủ điều kiện sử dụng khi thanh tra công trình đến, dẫn đến việc tiền mất , tật mang, công việc không hoàn thành như kỳ vọng nhé.

Ngoài ra, máy xúc đào nhập khẩu phải đáp ứng các quy định sau:

  • Phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) quốc gia về an toàn và tiết kiệm năng lượng;
  • Trường hợp không có QCVN, thì máy xúc đào đó phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc của các nước G7, Hàn Quốc.
  • Có tem nhãn theo nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

Danh mục phụ lục 1 cho biết các dòng xe công trình cũ được phép nhập khẩu

I.Xe Máy thi công

  1. Máy làm đất :
    • Máy đào:
      • Máy đào bánh lốp
      • Máy đào bánh xích
      • Máy đào bánh hỗn hợp
    • Máy ủi:
      • Máy ủi bánh lốp
      • Máy ủi bánh xích
      • Máy ủi bánh hỗn hợp
    • Máy cạp
    • Máy san
    • Máy lu:
      • Máy lu bánh lốp
      • Máy lu bánh thép
      • Máy lu bánh hỗn hợp
    • Máy thi công mặt đường
      • Máy rải vật liệu
      • xe thi công mặt đường cấp phối
      • xe thi công mặt đường bê tông xi măng
      • xe trộn be tông át phan
      • xe tưới nhựa đường
      • xe vệ sinh mặt dường
      • xe duy tu sửa chữa đường bộ
      • xe cào bóc mặt đường
    • Máy thi công nền móng công trình
      • Máy đóng cọc
      • Máy khoan
    • Các loại máy đặt ống
    • Các loại máy nghiền, sàng đá
    • Các loại xe máy thi công chuyên dùng khác

II.Xe Máy xếp dỡ

  1. Máy xúc:
    • Máy xúc bánh lốp
    • Máy xúc bánh xích
    • Máy xúc bánh hỗn hợp
    • Máy xúc ủi
  2. Các loại xe máy nâng hàng
  3. Cần trục:
    • Cần trục bánh lốp
    • Cần trục bánh xích
  4. Các loại xe máy xếp dỡ chuyên dùng khác

III.Xe máy chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp

IV. Xe máy chuyên dùng phục vụ sản xuất lâm nghiệp

Trên đây là danh mục các dòng xe công trình được phép xuất – nhập khẩu vào Việt Nam với đầy đủ chứng từ và các bước thực hiện .

Thủ tục nhập khẩu máy xúc đào bao gồm các bước sau

Tìm hiểu các bước nhập khẩu máy xúc cũ - mới
Tìm hiểu các bước nhập khẩu máy xúc cũ – mới

Bước 1 :Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ nhập khẩu máy xúc đào bao gồm:

  • Giấy phép nhập khẩu do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp (đối với hàng cũ).
  • Hợp đồng mua bán.
  • Vận đơn (Bill of lading).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin).
  • Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quality).
  • Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng (Certificate of inspection).
  • Tờ khai hải quan.
  • Hóa đơn thương mại.

Bước 2: Khai báo hải quan

Doanh nghiệp nhập khẩu máy xúc đào phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan tại Chi cục Hải quan nơi máy xúc đào nhập khẩu vào Việt Nam. với các hồ sơ đã chuẩn bị ở bước 1 giúp thủ tục thông quan diễn ra nhanh chóng .

Bước 3 : Đưa hàng về kho bảo quản

Có 2 phương án để cán bộ đăng kiểm kiểm tra hàng hóa:

  1. Tại kho riêng của chủ hàng
  2. Tại bãi cảng nơi tàu cập bờ để dỡ hàng

Với hàng hóa nhỏ, đóng trong container, nên chọn phương án 1 để đưa về kho riêng làm thủ tục đăng kiểm. Cách này thuận tiện cho việc lắp đặt chạy thử và tiết kiệm phí lưu kho.

Nếu hàng không container thì có thể chọn 1 trong 2 phương án đều được

Lưu ý: Trong thời gian chờ thông quan, không được sử dụng, mua bán hàng. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt.

Nếu muốn xin tạm giải phóng hàng về kho trước khi có kết quả đăng kiểm, bộ hồ sơ cần nộp bao gồm:

  • Công văn đề nghị cho phép đưa hàng về kho riêng
  • Sơ đồ thiết kế kho
  • Thẩm định PCCC của kho
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho

Khi nộp đủ hồ sơ và nộp thuế NK, VAT, hải quan sẽ duyệt cho đưa hàng về kho để làm thủ tục tiếp theo.

Bước 4: Đăng kiểm thực tế

Có hai vị trí để cán bộ đăng kiểm tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa:

  • Tại kho riêng của chủ hàng.
  • Tại bãi cảng nơi tàu ghé vào dỡ hàng.

Đối với hàng xe nâng, máy đào và có kích thước nhỏ, đóng trong container, chủ hàng nên chọn phương án 1: đưa về kho riêng để thực hiện đăng kiểm. Cách này sẽ thuận lợi cho việc lắp đặt, chạy thử và tiết kiệm phí lưu kho tại cảng.

Còn nếu hàng không đóng container (đi tàu hàng rời), thì có thể chọn 1 trong 2 phương án trên đều được. Tôi thiên về phương án 2 hơn: đăng kiểm luôn tại cảng.

Lưu ý: Trong thời gian bảo quản tại kho chờ thông quan, chủ hàng không được sử dụng, mua bán hàng hóa đó. Nếu vi phạm bị phát hiện, sẽ bị xử phạt.

Đối với trường hợp đầu tiên: Nếu muốn xin tạm giải phóng hàng về kho trong thời gian chờ kết quả đăng kiểm, bạn cần nộp thêm giấy tờ đề nghị hải quan xét duyệt để mang hàng về kho bảo quản.

Hồ sơ bao gồm:

  1. Công văn xin mang hàng về kho riêng để bảo quản, theo mẫu số 09/BQHH/GSQL trong Thông tư 38/2015/TT-BTC.
  2. Sơ đồ kho thiết kế khu vực lưu kho bãi.
  3. Thẩm định phòng cháy chữa cháy của kho.
  4. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho bãi (như hợp đồng thuê kho, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Khi bạn nộp hồ sơ đã chuẩn chỉnh kèm đề nghị được đưa hàng về kho, và nộp thuế nhập khẩu nữa, hải quan xem xong nếu thấy hồ sơ chuẩn chỉnh và tiền thuế đã nộp (thường thuế NK 0%, VAT 10%), sẽ duyệt cho bạn đưa hàng về kho bảo quản. Bạn kéo hàng về kho riêng rồi thực hiện bước tiếp theo…

Bước 5: Nộp thuế

Doanh nghiệp nhập khẩu máy xúc đào phải nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật, bao gồm thuế nhập khẩu và thuế VAT dựa trên thông tư Thông tư 23/2015/TT-BKHCN đã quy định về mức nộp tiêu chuẩn .

Bước 6: Nhận hàng – thông quan hàng hóa

Sau khi có kết quả kiểm định chứng từ hải quan (thông qua trực tuyến), bạn thông báo cho cán bộ hải quan để họ kiểm tra trên hệ thống và hoàn thiện quy trình thông quan.

Sau thời điểm này, hàng hóa mới được phép chính thức sử dụng, giao dịch, mua bán.

Lưu ý quan trọng : Một số chủ hàng vi phạm pháp luật bằng cách tiến hành bán hàng ngay sau khi đăng kiểm mà chưa có kết quả thông quan. Phương pháp này giúp họ tận dụng thời gian và cơ hội kinh doanh, nhưng cũng cần cân nhắc rủi ro. Nếu hàng hóa được tiêu thụ trong khi chờ thông quan và bị hải quan phát hiện, sẽ bị xử phạt hành chính và không được phép xin đưa hàng về bảo quản cho các lô hàng tiếp theo (trong ít nhất 6 tháng).

 

Các văn bản pháp luật liên quan cần nắm rõ được bổ sung

  • Nghị định 187/2013/NĐ-CP, sửa đổi trong 77/2016/NĐ-CP;
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP, Phụ lục I.II về Danh mục hàng cấp nhập khẩu;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC và 39/2018/TT-BTC về thủ tục hải quan;
  • Thông tư 22/2019/TT-BGTVT (thay thế 89/2015/TT-BGTVT và 41/2011/TT-BGTVT) về Đăng kiểm xe máy chuyên dùng.

 

Trên đây là quy định nhập khẩu máy công trình , máy xúc đào, xe nâng, tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, doanh nghiệp nhập khẩu máy xúc đào có thể liên hệ với cơ quan hải quan hoặc các công ty dịch vụ hải quan để được tư vấn.

Góc Tư Vấn