0765059186

Thuyết Minh Thi Công Kè Đá Hộc

Chỉ mất 35 Phút để đọc bài viết
1440 lượt xem

Cùng tìm hiểu thuyết minh biện pháp thi công kè đá hộc, những lưu ý sau đây giúp cho quá trình thi công loại công trình ” kè đá hộc ” trở nên quy củ và có trình tự hơn !

Tại sao nên có bản thuyết minh biện pháp thi công kè đá hộc

Bản thuyết minh thi công kè đá hộc là một trong những phương pháp hiệu quả nhằm phân tách được các giai đoạn và kiểm soát được quá trình thi công đang ở những bước nào từ đó đưa ra quyết định thực hiện tiếp hoặc điều chỉnh cho phù hợp với mục đích ban đầu của dự án .

Thông thường để một dự án được khởi công xây dựng chúng ta cần có các file cơ bản như ” Bản vẽ, Autocad, bản thuyết minh …. ” những loại tài liệu này giúp cho quá trình thi công được suông sẻ theo trình tự nhất định và có kích thước rõ ràng .

Vì vậy việc sở hữu bản thuyết minh biện pháp thi công kè đá hộc giúp cho người thực hiện rõ ràng về các giai đoạn thi công .

TRÌNH TỰ THI CÔNG KÈ ĐÁ HỘC

** Trình tự thi công nhà thầu xây dựng tạm chia ra các giai đoạn thi công theo bảng sau:

Bảng xác định trình tự thi công công trình

 TT Nội dung công việc
I Chuẩn bị mặt bằng và tập kết vật tư
II Tập kết thiết bị, máy móc nhân lực
III Tiến hành thi công
1.Thi công bóc lớp hữu cơ bề mặt phạm vi công trình, cắm biên, mốc cao độ và tiến hành đào móng.
2. Đóng cọc tre trên phạm vi xây chân khay
3. Đổ bê tông lót chân khay
4. Thi công xây chân khay, mái kè bằng vữa xi măng
5. Tiến hành đắp cát và đất đầm chặt theo quy định
6.Tiến hành dải lớp đệm đá dăm lót.
7. Xây mái kè theo thiết kế
IV Công tác hoàn thiện

NỘI DUNG TỪNG CÔNG VIỆC

Công tác chuẩn bị trước khi thi công

Là quá trình chuẩn bị các loại vật tư, trang thiết bị, cũng như quan sát các vấn đề liên quan đến định mức xây dựng tổng quan !

Công tác mặt bằng

Trên cơ sở bản vẽ tổng mặt bằng công trình, đơn vị thi công nhận vị trí, tim tuyến, cao độ công trình, phạm vi khu vực thi công hạng mục, mặt bằng sử dụng đất và các tài liệu hồ sơ có liên quan.

Bố trí tập kết vật tư

Căn cứ vào thực tế hiện trạng mặt bằng thi công và biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công.

+ Bãi chứa vật liệu đá hộc, đá dăm, cát,… tùy vào vị trí và thời điểm thi công đơn vị thi công sẽ bố trí sao cho phù hợp với tiến độ và cự ly vận chuyển hiệu quả nhất.

 (Chi tiết các vị trí được thể hiện trên bản vẽ Tổng mặt bằng thi công)

+/ Chuẩn bị nguồn nước cho thi công và sinh hoạt:

Lượng nước thi công được tính toán sao cho luôn tiết kiệm, đảm bảo đủ cho quá trình thi công. Nguồn nước phục vụ thi công được lấy từ nước sông và được xử lý qua các bể lắng.

Huy động máy móc thiết bị thi công , nhân lực đến thi công gói thầu

  • Căn cứ khối lượng thi công, nội dung công việc.
  • Căn cứ vào điều kiện thực tế, năng lực thiết bị thi công, nhân sự của nhà thầu xây dựng.
  • Căn cứ vào tiến độ thi công của gói thầu xây dựng.
  • Nhà thầu sẽ huy động các máy móc, thiết bị thi công phù hợp để thi công gói thầu theo bảng tổng hợp thiết bị thi công sau:

Bảng thiết bị máy móc huy động thi công

TT Loại thiết bị Đơn vị SL
1 Máy đào gầu 0,8 m3 Cái 01
2 Máy ủi 108CV Cái 01
3 Ô tô vận chuyển 7 tấn Cái 03
4 Máy trộn bê tông 250l-:-300l Cái 02
5 Máy đầm bê tông 1,5kw Cái 02
6 Máy đầm cóc Cái 01
7 Máy bơm nước D8 Máy 12
8 Máy toàn đạc Nikon DTM 522  Bộ 01
9 Máy thủy bình Sokiva Bộ 01
10 Xe rùa phục vụ công tác bê tông, vữa xây… Cái 15
11 Máy trộn vữa 150l Cái 01

** Máy Đầm Rung Thủy Lực công suất lớn giúp công trình hoàn thiện phần làm móng nhanh chóng !

Ghi chú: Nhà thầu bố trí tăng ca, kíp thi công trong ngày để đảm bảo tiến độ thi công công trình, đồng thời tận dụng hết công suất máy, giảm số lượng máy móc dự trù cho thi công toàn công trình.

Xem thêm : Biện pháp từng bước thi công kè đá hộc 

Thuyết Minh Tiến hành thi công kè đá hộc

  1. Thi công bóc lớp hữu cơ bề mặt phạm vi công trình, cắm biên, mốc cao độ và tiến hành đào móng.

+/ Thi công đào đất móng kè.

  • Trước khi tiến hành công tác đào đất, việc sử dụng thiết bị trắc đạc xác định phạm vi, diện tích các mặt cắt chuẩn bị đào là việc làm hết sức quan trọng. Nó kiểm soát được khối lượng và thời gian cũng như tiền bạc cho các bên nhất là đơn vị thi công.
  • Tiến hành bóc lớp địa chất số 1 đất hữu cơ, lớp phong hóa bề mặt để tiến hành đào đất.
  • Tiến hành đào đất theo thiết kế đồ án thiết kế đã phê duyệt. Việc đào đất, bạt mái kè được tiến hành bằng tổ hợp máy đào, Ô tô 7 tấn vận chuyển, máy ủi 108CV phục vụ san mặt bằng kết hợp các biện pháp thủ công thi công sửa mái công đoạn cuối ( không sử dụng máy ủi để thi công trên phạm vi mái kè vì dễ gây ra hiện tượng sạt mái và không đảm bảo thiết kế). Thay vì đào và bạt mái bằng thủ công do khối lượng tương đối lớn. Nếu thi công bằng thủ công sẽ kéo dài thời gian thi công và phát sinh khối lượng, tăng giá thành công trình. Máy đào, máy xúc đất lên ô tô 7 tấn vận chuyển ra bãi thải được bố trí hợp lý trên mặt bằng thi công, tận dụng khoảng cách vận chuyển, đất thải được sử dụng làm đất đắp hoàn thiện công trình sẽ tiết kiệm được vật liệu và tăng hiệu quả kinh tế.
  1. Biện pháp thi công đóng cọc tre

– Vật liệu tre được lựa chọn đúng theo các yêu cầu của vật liệu xử lý móng công trình. Đường kính cây tre được lựa chọn trong khoảng F6-:-F8cm, vị trí lấy tre thường ở phần gốc và thân tre, hạn chế lấy tre về phần ngọn vì không đảm bảo về cường độ chịu lực.

-Trước khi thi công tiến hành cắm biên, mốc xác định phạm vi và khoảng đóng cọc tre.

– Thi công đóng cọc tre bằng máy đào 0,8m3, kết hợp thủ công. Việc đóng được tiến hành so le , đóng từ ngoài vào trong hay đóng dạng hoa mai.

  1. Biện pháp thi công bê tông lót:

+/ Gia công và lắp đặt ván khuôn

– Ván khuôn được lắp đặt theo đúng kích thước khối đổ, đảm bảo ổn định trong quá trình thi công bê tông, đảm bảo cho khối đổ bê tông đúng kết cấu và kích thước theo thiết kế.

– Ván khuôn sau khi lắp đặt phải được nghiệm thu về mặt hình dáng, kích thước và độ ổn định mới được tiến hành đổ bê tông.

+/ Thi công bê tông lót

– Dùng bê tông thương phẩm

– Xe Mix chuyên dụng chở bê tông đến gần vị trí đổ

– Dùng gầu cua máy đào hứng bê tông vận chuyển đến vị trí đổ

– Bê tông được thi công liên tục để đảm bảo không có mạch ngừng thi công trong 1 phân đoạn.

– Bê tông được đầm bằng đầm bàn (hoặc đầm dùi) và hoàn thiện bằng thủ công.

– Đổ bê tông trong những ngày nóng phải che bớt nắng mặt trời để giảm nhiệt độ khối đổ bê tông, không làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.

– Khi trời mưa các đoạn đang đổ bê tông phải được che kín không để nước mưa rơi vào, trường hợp thời gian ngừng đổ bê tông vượt quá qui định, trước khi đổ tiếp bê tông phải sử lý bề mặt khe thi công theo các chỉ dẫn đã nêu trên.

+/ Bảo dưỡng bê tông

– Phải tiến hành bảo dưỡng bê tông ngay sau khi đổ xong từ (5-7) giờ, tiến hành tưới, phun nước để bảo hộ bê tông, đảm bảo dưỡng hộ bê tông theo đúng qui trình qui phạm để cho bê tông thuỷ hoá.

– Trong quá trình bảo dưỡng kết cấu bê tông đơn vị phải thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết để tránh không va chạm mạnh đến kết cấu bê tông.

+/ Tháo dỡ ván khuôn:

– Khi tháo dỡ ván khuôn tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông. Khi tháo dỡ ván khuôn phần bê tông nào không đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật phải tiến hành sử lý ngay. Trường hợp không sử lý được sẽ tiến hành đập bỏ và đổ lại bê tông.

Các cong trình thi công kè đá hộc
Các cong trình thi công kè đá hộc
  1. Biện pháp thi công đá xây chân khay móng kè.

-Vận chuyển vật liệu đến gần vị trí thi công bằng máy đào

+/ Công tác trộn vữa xây

– Vữa được trộn đúng theo cấp phối yêu cầu và được trộn bằng máy trộn 150l. Máy trộn vữa được sử dụng đã qua bảo dưỡng sửa chữa và thử tải đảm bảo các thông số quy hoạt động và an toàn nhất định

– Việc trộn vữa phải căn cứ theo nhu cầu tại từng thời điểm thi công.

– Công tác vận chuyển vữa được thực hiện bằng xe rùa kết hợp các biện pháp thủ công như xô, chậu… vận chuyển đến vị trí khối xây và đổ vào máng, chậu, xô không bị rò rỉ nước làm giảm phẩm chất của vữa.

+/ Công tác xây đá:

– Đá hộc trước khi xây phải bảo đảm đá sạch và đủ ẩm. Trong thời gian thực hiện công tác xây đá phải thường xuyên theo dõi chất lượng của vật liệu sử dụng và có biện pháp xử lý khi cần.

+/Yêu cầu vữa xây: Vữa được trộn theo đúng cấp phối yêu cầu và được trộn bằng máy, trước khi trộn vữa phải kiểm tra thiết bị máy móc đã đảm bảo an toàn cho quá trình thi công chưa.

– Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ và các thiết bị cần thiết.

– Vữa trộn đảm bảo đúng các qui định về số lượng và chất lượng. Các vật liệu trộn cân đong phải chính xác, vữa trộn phải dẻo theo qui định thiết kế.

– Công tác vận chuyển vữa bằng thủ công, dụng cụ chứa vữa phải kín và chắc chắn để vữa không bị mất nước và đảm bảo vữa không bị phân ly, nếu vữa có hiện tượng bị phân ly phải trộn lại mới được dùng.

– Bố trí lực lượng và phương tiện vận chuyển vữa phù hợp với tốc độ trộn vữa và công tác xây trát, đảm bảo vữa trộn đến đâu thi công hết đến đó, vữa trộn không bị ứ đọng.

+/ Thi công xây đá

Đá xây phải đảm bảo đúng kích thước, cao trình và phải đạt chất lượng kỹ mỹ thuật.

+ Sử dụng công nhân có tay nghề cao để thực hiện công tác xây đá và chịu hoàn toàn trách nhiệm về kỹ thuật xây đá trong công trình. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải thoả mãn các yêu cầu sau:

– Các viên đá xây có kích thước và trọng lượng lớn phải được bố trí ở các lớp dưới cùng của kết cấu đá xây.

– Các viên đá xây trong cùng một lớp phải có chiều dày tương đương nhau.

– Các viên đá xây ở mặt ngoài phải có kích thước tương đối lớn và bằng phẳng.

– Mạch vữa giữa các viên đá xây phải đầy vữa, chặt và kín nước đồng thời không có hiện tượng trùng mạch ở mặt ngoài, mặt trong và mạch đứng của khối xây.

+ Khi thi công các kết cấu xây tường đá cao, dày và dài phải chú ý bảo đảm tiến độ thi công, biện pháp xử lý khe thi công hợp lý. Chiều cao của mỗi đoạn tường và chênh lệch về chiều cao giữa hai đoạn tường kế tiếp nhau phải khống chế để đảm bảo khả năng chịu lực của đoạn tường mới xây cũng như việc lún đồng đều của nền móng công trình. Tường chỉ được xây cao 1¸1,2m sau đó dừng lại 24h mới được xây tiếp cao lên.

+ Khi xây phải đặt nằm hòn đá, mạch xây phải no vữa đều, dày nhất là 3cm, đồng thời không được xây hòn đá trực tiếp tì lên nhau. Nghiêm cấm đặt đá trước đổ vữa sau, không được dùng đá dăm để kê đá hộc ở mạch ngoài.

+ Không xây trùng mạch ở mặt ngoài cũng như trong đá xây. Mạch đứng của lớp đá trên phải so le với mạch đứng của lớp đá dưới ít nhất 8cm.

+ Trong mỗi lớp đá xây 2 hàng đá ở mặt ngoài tường trước. Sau mới xây các hàng đá ở giữa, các hòn đá xây ở mặt ngoài tường phải có kích thước tương đối lớn và phải phẳng.

+ Khi tạm ngừng thi công trong thời gian ngắn, phần đá xây phải xây tiếp được đổ đầy vữa và chèn đá dăm vào tất cả các mạch vữa của kết cấu đá xây. Nếu thời gian ngừng kéo dài phải có biện pháp phủ kín và tưới nước bảo dưỡng các bề mặt kết cấu đá xây dở dang, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khô ráo hay có nhiều gió. Trước khi xây trở lại các kết cấu đá này phải xử lý bề mặt tiếp giáp giữa khối xây cũ và mới.

+ Khi kết thúc công việc xây đá cần đảm bảo không được tác động trực tiếp hay sát cạnh kết cấu đá xây trong thời gian ninh kết của vữa và khối xây đạt cường độ thiết kế.

Nếu tại những vị trí phải đắp đất chung quanh các kết cấu đá xây chỉ được thực hiện khi kết cấu đã ổn định và đủ khả năng chịu lực theo thiết kế. Trong trường hợp muốn thực hiện công tác đắp đất sớm hơn thời gian cho phép Đơn vị phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư.

   +/ Trát vữa

– Khi trát mặt vữa phải bảo đảm đủ chiều dày, số hiệu và độ dẻo do thiết kế quy định.

– Trước khi trát phải cạo, trải và rửa thật sach hết các chỗ bẩn trên mặt trát, trước khi trát phải tưới nước vào mặt được trát, khi trát phải bảo đảm cho vữa dính chặt vào mặt trát, các lớp vữa liên kết chặt với nhau, phải dùng bàn xoa miết cho vữa dính chặt và mặt trát được phẳng, vữa trát một hay nhiều lần là tuỳ theo chiều dày và độ dẻo theo thiết kế quy định.

+/ Bảo dưỡng khối xây:

– Để tránh vữa bị khô nứt trong thời gian vữa ninh kết phải che phủ mặt khối xây và tưới nước ẩm. Thời gian bảo dưỡng tối thiểu là 7 ngày đêm, nước phải tưới sao cho tất cả các mạch vữa được ẩm ướt. Khối xây chỉ được tiếp xúc với nước chảy sau khi khối xây đạt cường độ thiết kế.

– Trong thời gian tiếp theo cho đến hết thời gian bảo hành công trình xây dựng đã qui định phải thường xuyên theo dõi tình trạng các kết cấu đá, kịp thời phát hiện các khuyết tật hay hư hỏng và có biện pháp xử lý.

+/ Kiểm tra chất lượng vữa

– Công tác kiểm tra chất lượng vữa xây và chất lượng khối xây phải được tiến hành thường xuyên và đồng thời song song với quá trình xây.

– Cứ mỗi lần sử dụng hết 50m3 vữa xây phải lấy 1 tổ (3 mẫu 7x7x7cm) để kiểm tra cường độ chịu nén. Mẫu đúc tại vị trí xây dựng công trình có chứng thực của Chủ đầu tư. Việc bảo dưỡng mẫu theo chế độ bảo dưỡng của công trình.

  1. Thi công đắp cát đất đầm chặt theo quy định.
  • Nguồn cát đất đắp được chở về hoặc tận dụng từ nguồn đất đào móng kè. Đất đào được đổ vào bãi. Tại đây, đất được xử lý để đạt yêu cầu về cấp phối, độ ẩm… trước khi tiến hành đắp hoàn trả tại vị trí thi công.
  • Việc đắp đất được thực hiện bằng tổ hợp máy đào 0,8 m3, xúc lên Ô tô 7 tấn vận chuyển, máy đầm cóc chạy bằng nhiên liệu xăng của nhà thầu được sử dụng và kết hợp biện pháp thủ công. Mỗi lớp đất đắp dày khoảng 30cm đến 40cm, khi tiến hành đắp xong một lớp thì mới tiến hành đắp lớp tiếp theo. Viêc đắp đất thường xuyên được kiểm tra bằng các thiết bị chuyên dùng để kiểm tra các thông số như độ ẩm, độ chặt, dung trọng của lớp đất sau khi đắp,… bao giờ đạt các tiêu chuẩn cho phép thì mới tiến hành nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công.
  • Với những lớp đất đắp không đủ tiêu chuẩn, nhà thầu thi công sẽ phải dỡ bỏ và tiến hành lại. Toàn bộ chi phí phát sinh do lỗi của nhà thầu thi công thì nhà thầu thi công phải hoàn toàn chịu .
  1. Thi công đá dăm lót.

– Đá dăm lót là loại đá dăm (1×2)cm rắn chắc sạch không lẫn tạp chất. Được kiểm tra trước khi đem vào sử dụng.

– Thi công đá dăm lót bằng máy xúc 0,8m3 kết hợpthủ công, dùng nhân công vận chuyển bằng xe rùa đến vị trí và kết hợp thủ công đổ vào mái đất đã hoàn thiện.

– Căn cứ vào khối lượng vào chiều dày theo thiết kế mà ta bố trí lực lượng cũng như khối lượng vật tư cho phù hợp để đảm bảo đẩy nhanh tiến độ và tăng chất lượng đá dăm lót.

– Đá dăm đổ xuống được san phẳng đúng chiều dày và hệ số mái theo thiết kế.

Ứng dụng của đá hộc trong vô số loại công trình xây dựng
Ứng dụng của đá hộc trong vô số loại công trình xây dựng
  1. Biện pháp thi công đá mái kè.

-Vận chuyển vật liệu đến gần vị trí thi công bằng máy đào.

– Vật liệu được tập kết ở trên đỉnh mái và vận chuyển xuống vị trí xây mái bằng máy đào 0,8m3 hoặc bằng thủ công.

+/ Công tác trộn vữa xây

– Vữa được trộn đúng theo cấp phối yêu cầu và được trộn bằng máy trộn 150l. Máy trộn vữa được sử dụng đã qua bảo dưỡng sửa chữa và thử tải đảm bảo các thông số quy hoạt động và an toàn nhất định

– Việc trộn vữa phải căn cứ theo nhu cầu tại từng thời điểm thi công.

– Công tác vận chuyển vữa được thực hiện bằng xe rùa kết hợp các biện pháp thủ công như xô, chậu… vận chuyển đến vị trí khối xây và đổ vào máng, chậu, xô không bị rò rỉ nước làm giảm phẩm chất của vữa.

+/ Công tác xây đá:

– Đá hộc trước khi xây phải bảo đảm đá sạch và đủ ẩm. Trong thời gian thực hiện công tác xây đá phải thường xuyên theo dõi chất lượng của vật liệu sử dụng và có biện pháp xử lý khi cần.

+/Yêu cầu vữa xây: Vữa được trộn theo đúng cấp phối yêu cầu và được trộn bằng máy, trước khi trộn vữa phải kiểm tra thiết bị máy móc đã đảm bảo an toàn cho quá trình thi công chưa.

– Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ và các thiết bị cần thiết.

– Vữa trộn đảm bảo đúng các qui định về số lượng và chất lượng. Các vật liệu trộn cân đong phải chính xác, vữa trộn phải dẻo theo qui định thiết kế.

– Công tác vận chuyển vữa bằng thủ công, dụng cụ chứa vữa phải kín và chắc chắn để vữa không bị mất nước và đảm bảo vữa không bị phân ly, nếu vữa có hiện tượng bị phân ly phải trộn lại mới được dùng.

– Bố trí lực lượng và phương tiện vận chuyển vữa phù hợp với tốc độ trộn vữa và công tác xây trát, đảm bảo vữa trộn đến đâu thi công hết đến đó, vữa trộn không bị ứ đọng.

+/ Thi công xây đá

Đá xây phải đảm bảo đúng kích thước, cao trình và phải đạt chất lượng kỹ mỹ thuật.

+ Sử dụng công nhân có tay nghề cao để thực hiện công tác xây đá và chịu hoàn toàn trách nhiệm về kỹ thuật xây đá trong công trình. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải thoả mãn các yêu cầu sau:

– Các viên đá xây có kích thước và trọng lượng lớn phải được bố trí ở các lớp dưới cùng của kết cấu đá xây.

– Các viên đá xây trong cùng một lớp phải có chiều dày tương đương nhau.

– Các viên đá xây ở mặt ngoài phải có kích thước tương đối lớn và bằng phẳng.

– Mạch vữa giữa các viên đá xây phải đầy vữa, chặt và kín nước đồng thời không có hiện tượng trùng mạch ở mặt ngoài, mặt trong và mạch đứng của khối xây.

+ Khi thi công các kết cấu xây tường đá cao, dày và dài phải chú ý bảo đảm tiến độ thi công, biện pháp xử lý khe thi công hợp lý. Chiều cao của mỗi đoạn tường và chênh lệch về chiều cao giữa hai đoạn tường kế tiếp nhau phải khống chế để đảm bảo khả năng chịu lực của đoạn tường mới xây cũng như việc lún đồng đều của nền móng công trình. Tường chỉ được xây cao 1¸1,2m sau đó dừng lại 24h mới được xây tiếp cao lên.

+ Khi xây phải đặt nằm hòn đá, mạch xây phải no vữa đều, dày nhất là 3cm, đồng thời không được xây hòn đá trực tiếp tì lên nhau. Nghiêm cấm đặt đá trước đổ vữa sau, không được dùng đá dăm để kê đá hộc ở mạch ngoài.

+ Không xây trùng mạch ở mặt ngoài cũng như trong đá xây. Mạch đứng của lớp đá trên phải so le với mạch đứng của lớp đá dưới ít nhất 8cm.

+ Trong mỗi lớp đá xây 2 hàng đá ở mặt ngoài tường trước. Sau mới xây các hàng đá ở giữa, các hòn đá xây ở mặt ngoài tường phải có kích thước tương đối lớn và phải phẳng.

+ Khi tạm ngừng thi công trong thời gian ngắn, phần đá xây phải xây tiếp được đổ đầy vữa và chèn đá dăm vào tất cả các mạch vữa của kết cấu đá xây. Nếu thời gian ngừng kéo dài phải có biện pháp phủ kín và tưới nước bảo dưỡng các bề mặt kết cấu đá xây dở dang, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khô ráo hay có nhiều gió. Trước khi xây trở lại các kết cấu đá này phải xử lý bề mặt tiếp giáp giữa khối xây cũ và mới.

+ Khi kết thúc công việc xây đá cần đảm bảo không được tác động trực tiếp hay sát cạnh kết cấu đá xây trong thời gian ninh kết của vữa và khối xây đạt cường độ thiết kế.

Nếu tại những vị trí phải đắp đất chung quanh các kết cấu đá xây chỉ được thực hiện khi kết cấu đã ổn định và đủ khả năng chịu lực theo thiết kế. Trong trường hợp muốn thực hiện công tác đắp đất sớm hơn thời gian cho phép Đơn vị phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư.

   +/ Trát vữa

– Khi trát mặt vữa phải bảo đảm đủ chiều dày, số hiệu và độ dẻo do thiết kế quy định.

– Trước khi trát phải cạo, trải và rửa thật sach hết các chỗ bẩn trên mặt trát, trước khi trát phải tưới nước vào mặt được trát, khi trát phải bảo đảm cho vữa dính chặt vào mặt trát, các lớp vữa liên kết chặt với nhau, phải dùng bàn xoa miết cho vữa dính chặt và mặt trát được phẳng, vữa trát một hay nhiều lần là tuỳ theo chiều dày và độ dẻo theo thiết kế quy định.

+/ Bảo dưỡng khối xây:

– Để tránh vữa bị khô nứt trong thời gian vữa ninh kết phải che phủ mặt khối xây và tưới nước ẩm. Thời gian bảo dưỡng tối thiểu là 7 ngày đêm, nước phải tưới sao cho tất cả các mạch vữa được ẩm ướt. Khối xây chỉ được tiếp xúc với nước chảy sau khi khối xây đạt cường độ thiết kế.

– Trong thời gian tiếp theo cho đến hết thời gian bảo hành công trình xây dựng đã qui định phải thường xuyên theo dõi tình trạng các kết cấu đá, kịp thời phát hiện các khuyết tật hay hư hỏng và có biện pháp xử lý.

+/ Kiểm tra chất lượng vữa

– Công tác kiểm tra chất lượng vữa xây và chất lượng khối xây phải được tiến hành thường xuyên và đồng thời song song với quá trình xây.

– Cứ mỗi lần sử dụng hết 50m3 vữa xây phải lấy 1 tổ (3 mẫu 7x7x7cm) để kiểm tra cường độ chịu nén. Mẫu đúc tại vị trí xây dựng công trình có chứng thực của Chủ đầu tư. Việc bảo dưỡng mẫu theo chế độ bảo dưỡng của công trình.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ về thuyết minh biện pháp thi công kè đá hộc được chia làm 4 giai đoạn riêng biệt người chủ thầu có thể căn cứ theo từng bước , tối giản hoặc tăng cường từ đó cho ra một công trình ” kè đá hộc ” hoàn thiện hơn !

 

Thi Công

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thành phố Hồ Chí Minh viết tắt